Tên thường gọi: Trinh nữ hoàng cung. Tên gọi khác: Tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan. Tên khoa học: Crinum latifolium L. Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae). Người Trung Quốc còn gọi cây trinh nữ hoàng cung là tây nam văn châu lan, thập bát học sĩ. Là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây thuốc này được các Ngự y từ thời xa xưa phát hiện và dùng để trị bệnh cho các cung tần mỹ nữ trong hoàng tộc.
Tác dụng nổi bật của cây trinh nữ hoàng cung là hiệu quả hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tuyến vú, u xơ tiền liệt tuyến.
Bộ phận dùng: bộ phận dùng chính là lá và thân hành củ.
Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng và cây lan huệ
Trong tự nhiên hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung có nhiều đặc điểm thực vật giống với cây náng hoa trắng hoặc cây lan huệ nên có thể nhầm lẫn. Vì công dụng và cách sử dụng trị bệnh mỗi cây mỗi khác nên chúng ta cần nắm được một số đặc điểm cơ bản để lựa chọn chính xác.
Trinh nữ hoàng cung: là một loại cây thân hành, củ to tròn như củ hành tây to, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán dài gồm 6–18 hoa. Cánh hoa màu trắng có vài điểm màu tím đỏ, nhụy màu trắng, mùi thơm nhẹ. Từ thân hành mọc ra rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng. Mùa hoa quả vào khoảng tháng 8–9.
Cây náng hoa trắng: Loại cây này cũng thân hành nhưng nhỏ hơn và thuôn dài chứ không tròn như thân cây trinh nữ hoàng cung. Lá náng cũng dày hơn, to, sắc xanh đậm hơn. Hoa màu trắng, thơm hắc.
Cây lan huệ: Lá màu xanh đậm, dày, bản hẹp và không có gợn sóng ở hai bên mép. Thân cao hơn trinh nữ hoàng cung, cánh hoa màu trắng xanh, mùi rất thơm. Nhụy hoa lan huệ có màu đỏ tía trong khi nhụy hoa trinh nữ hoàng cung lại có màu trắng.
Lá khô: cây trinh nữ hoàng cung lá khô có mùi thơm, còn lá của cây lan huệ khi khô có mùi hơi nồng, lá náng hoa trắng khi khô có mùi ngái.
Thành phần hóa học và tác dụng
Do có nhiều tính chất dược quý giá bởi vậy mà trinh nữ hoàng cung nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà Khoa học thế giới, cây đã trả qua rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đã công bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó đáng quan tâm là một số alcaloid có tác dụng ức chế tế bào u và kháng khuẩn như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, β –epoxyambellin. Ngoài alkaloid, trong trinh nữ hoàng cung còn có 11 loại acid amin như phenylalanin, 1-leucin, dl-valin và arginine monohydrochloride, các hợp chất bay hơi, aldehyd, terpen và glucan A, glucan B.
Tác dụng ức chế u: Một số thử nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt đều giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%. Gần 90% bệnh nhân giảm kích thước u xơ, trong đó có 33% bệnh nhân sau điều trị 2 tháng thì u xơ quay trở lại kích thước ban đầu.
Tác dụng kích thích khả năng miễn dịch: Để tìm hiểu các bộ phận lá, thân, cán hoa trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì với hệ miễn dịch, các nhà khoa học đã cho chuột nhắt trắng được uống cao chiết nước nóng từ cây. Kết quả cho thấy tác dụng hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu do kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T.
Tác dụng chống oxy hóa: Nghiên cứu chỉ ra rằng dược liệu có chỉ số ORAC (chỉ số đo lường khả năng hấp thụ gốc oxy hóa) cao nên nó có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Điều này cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các vấn đề về khối u.
Tác dụng chống viêm: Các hoạt chất lycorin, alkaloid, flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của một số virus, vi khuẩn. Ngoài ra, cây còn chứa crinamidin – hoạt chất chống viêm rất hiệu quả. Do đó, cây được sử dụng trong việc điều trị viêm khớp, nhiễm trùng, mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày tá tràng, …đặc biệt trinh nữ hoàng cung chữa viêm phụ khoa rất tốt.
Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh: Các nhà khoa học đã tiêm Trimethyltin (chất có độc tính cao đối với hệ thần kinh trung ương) lên chuột nhắt trắng. Sau đó cho nó uống cao chiết từ loại cây này thì nhận thấy thảo dược có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh ở một mức độ nhất định.
Ai không nên uống trinh nữ hoàng cung?
Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng, các đối tượng suy giảm chức năng gan thận nặng, những người bị dị ứng với các thành phần có trong dược liệu.
Lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung
Bạn nên kiêng ăn rau muống, đậu xanh, cà pháo, măng chua trong quá trình dùng thảo dược này. Những người bị dạ dày nặng nên uống lượng ít hoặc uống sau khi ăn no.
Sản phẩm của chúng tôi
– Không sử dụng thuốc diệt cỏ, các thuốc trừ sâu độc hại, các hóa chất kích thích tăng trưởng độc hại trong quá trình trồng.
– Bộ phận dùng là lá và cán hoa, hành củ. Ngay sau khi thu hoạch, được chế biến ngay để đảm bảo vị tươi ngon: rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo nước trên giàng phơi sau đó cho vào máy sấy lạnh ở nhiệt độ thấp 40 độ cho đến khi khô, công nghệ sấy lạnh giúp giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của sản phẩm và giữ được dược liệu ở mức tốt nhất.
– Không sử dụng bất kì hóa chất bảo quản nào.
– Đóng gói 200g/ gói, được bọc bởi túi bóng kính để người tiêu dùng dễ quan sát sản phẩm, phía trong có gói hút ẩm.
– Bảo quản: Hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày đóng gói. Sau khi bóc gói trà, nên buộc kín miệng túi lại, để nơi khô ráo, sạch sẽ, không cần để trong tủ lạnh
Cách dùng:
– 5-20g khô/ ngày, hãm bằng bình giữ nhiệt loại 1 lít, đổ nước sôi vào rồi nhanh tay chắt đổ bỏ đi để làm nóng trà, rồi đổ đầy nước sôi 100 độ C vào, ủ 30 phút. Uống thay nước lọc trong ngày. Không uống trà đã đun để qua đêm.
– Trà trinh nữ hoàng cung màu nâu vàng, vị đắng chát nhẹ, thơm ngon và dễ uống.