Cây bạch hạc còn gọi là cây Kiến cò, Cây lác, tên khoa học là Rhinacanthus nasutus Kurz.
Thành phần hóa học trong cây bạch hạc
– Thân cây bạch hạc chứa phần lớn các chất: Saponin, phenols, tanin, vitamines, germanium organic, acide amine.
– Rễ cây bạch hạc có chứa hoạt chất: Lupeol, glycocides, B-sitosterol, Rhinacanthin A, B, C, D, E, F, Q, naphthoquinone, stigmasterol…
– Hoa chứa flavonoid. Lá chứa anthoyan, kali nitrat, alcaloid, acid chrysophanic.
Một số nghiên cứu về cây bạch hạc
– Một nghiên cứu mới đây tại Khoa Hóa học lâm sàng, Khoa Khoa học Sức khỏe, Đại học Chulalongkorn, Pathumwan, Bangkok, Thái Lan đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ rễ cây bạch hạc Rhinacanthus nasutus có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ và đột quỵ, cũng như sự tích tụ của các loại oxy phản ứng có thể dẫn đến các bệnh như bệnh Huntington, bệnh Parkinson và bệnh Alzeheimer.
– Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Thái Lan phát hiện hoạt tính chống ung thư của cây thuốc bạch hạc Rhinacanthus nasutus .
– Một nghiên cứu của Khoa Sinh lý học, Khoa Khoa học Tiền lâm sàng, Khoa Y, Đại học Thammasat, Pathum Thani, Thái Lan đã phát hiện khả năng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường và giảm mỡ máu, giảm béo phì của chiết xuất lá cây bạch hạc Rhacanthus Nasutus.
Tác dụng của cây bạch hạc
Có rất ít nghiên cứu về cây bạch hạc, việc sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian và các sách của Y học cổ truyền. Toàn bộ cây bạch hạc được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh.
– Lợi tiểu nhẹ, thanh nhiệt, tiêu viêm. Ức chế một số loại vi khuẩn như Shigella, khuẩn gram âm – dương, tụ cầu vàng, nấm, lao, hỗ trợ điều trị các loại bệnh về da liễu như hắc lào, lang ben, vảy nến…
– Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, các bệnh viêm- thoái hóa xương khớp, cột sống.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
– Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bệnh Alzeheimer.
– Tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư.
Ai không nên dùng cây bạch hạc?
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng cây bạch hạc theo đường uống vì chưa đủ dữ liệu nghiên cứu. Tuy nhiên có thể dùng theo đường tắm hoặc bôi ngoài da.
Cây bạch hạc có tác dụng phụ không ?
Chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ nếu dùng đúng hướng dẫn
Sản phẩm của chúng tôi
– Bạch hạc, Tỉ lệ 1 lá/ 2 thân cành,
– Không sử dụng thuốc diệt cỏ, các thuốc trừ sâu độc hại, các hóa chất kích thích tăng trưởng độc hại trong quá trình trồng.
– Ngay sau khi thu hoạch, được chế biến ngay để đảm bảo vị tươi ngon: rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo nước trên giàng phơi. Lá cho vào máy sấy lạnh ở nhiệt độ thấp 40 độ cho đến khi khô, công nghệ sấy lạnh giúp giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của sản phẩm và giữ được dược liệu ở mức tốt nhất. Thân cành cho vào máy sấy nóng cho đến khi khô.
– Không sử dụng bất kì hóa chất bảo quản nào.
– Đóng gói 300g/ gói, được bọc bởi túi bóng kính để người tiêu dùng dễ quan sát sản phẩm, phía trong có gói hút ẩm.
– Bảo quản: Hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày đóng gói. Sau khi bóc gói trà, nên buộc kín miệng túi lại, để nơi khô ráo, sạch sẽ, không cần để trong tủ lạnh
Cách dùng
– 10-20g khô/ ngày, hãm bằng bình giữ nhiệt loại 1 lít, đổ nước sôi vào rồi nhanh tay chắt đổ bỏ đi để làm nóng trà, rồi đổ đầy nước sôi 100 độ C vào, ủ 30 phút. Uống thay nước lọc trong ngày. Không uống trà đã pha để qua đêm.
– Trà bạch hạc màu nâu vàng, vị ngọt mát, thơm ngon và dễ uống.
– Nước hãm bạch hạc có thể dùng để tắm hoặc ngâm chân tay để điều trị các bệnh da liễu.