Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp, tùy thuộc vào vùng miền khác nhau mà có tên gọi khác nhau. Cây tía tô còn có tên khoa học là Perilla frutescens.
Cây tía tô có 3 loại: một loại có màu lục và một loại có 2 mặt màu tím, một loại một mặt xanh – một mặt tím, chưa có nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về tác dụng của 3 loại tía tô này.
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng
Thành phần hóa học của cây tía tô chứa khoảng 40% tinh dầu với thành phần chính là các axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha-linoleic, lá chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd, đáng chú ý là giàu các chất chống oxy hóa như lutein và beta-caroten.
Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
Ngoài ra, chiết xuất lá tía tô ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin của chuột, cùng các thành phần dinh dưỡng khác như vitamin A, B, C , Ca, Fe, và P giúp làm trắng da hiệu quả.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm.
Tác dụng dược lý
– Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống oxy hóa và chống dị ứng, chống viêm, giảm trầm cảm và không gây ra các dị ứng nào; ngoài ra có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
– Giảm xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản.
– Có tác dụng cầm máu.
– Ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.
Trà lá tía tô có tác dụng gì?
Là đồ uống yêu thích của phụ nữ Nhật Bản
– Sử dụng trà lá tía tô để xông hơi mặt giúp đẹp da, chống nám, giảm mụn sần trên da, chống nhăn hiệu quả.
– Ngâm chân tay có tác dụng điều trị mụn cơm, mụn cóc, giảm chai sần.
– Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn.
– Hỗ trợ điều trị ngạt mũi hiệu quả khi xông hơi vào mũi.
– Thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
– Hỗ trợ điều trị bệnh gút.
– Tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cảm cúm.
Trà lá tía tô có tác dụng phụ gì?
Một số trường hợp có thể bị chóng mặt, tụt huyết áp.
Ai không nên dùng trà lá tía tô?
– Người thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
– Bà bầu không nên sử dụng lá tía tô trong thời gian dài và với số lượng lớn.
Sản phẩm của chúng tôi
– Không sử dụng thuốc diệt cỏ, các thuốc trừ sâu độc hại, các hóa chất kích thích tăng trưởng độc hại trong quá trình trồng.
– Bộ phận dùng làm trà là Lá tía tô, ngay sau khi thu hoạch, được chế biến ngay để đảm bảo vị tươi ngon: rửa sạch, để ráo nước trên giàng phơi rồi cho vào máy sấy lạnh ở nhiệt độ thấp 40 độ cho đến khi khô. Công nghệ sấy lạnh giúp giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của sản phẩm và giữ được dược liệu ở mức tốt nhất.
– Không sử dụng bất kì hóa chất bảo quản nào.
– Đóng gói 300g/ gói, được bọc bởi túi bóng kính để người tiêu dùng dễ quan sát sản phẩm, phía trong có gói hút ẩm.
– Bảo quản: Hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày đóng gói. Sau khi bóc gói trà, nên buộc kín miệng túi lại, để nơi khô ráo, sạch sẽ, không cần để trong tủ lạnh.
Cách dùng:
– Cho 5-10g vào cốc trà, đổ 300ml nước sôi vào, dùng cốc nước trà xông hơi khắp mặt, tập trung vào vùng da nhăn và nám, hoặc vào vùng mũi nếu đang ngạt mũi. Sau khi cốc trà nguội có thể để uống. Dùng đều hàng ngày giúp đẹp da, chống nám hiệu quả.
– Có thể lấy nước hãm trà để ngâm chân tay nếu bị chai sần.
– Hoặc chỉ đơn giản hãm trà xong uống để hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng sức đề kháng, phòng chống cảm cúm.
– Vị thơm, màu nâu vàng, dễ uống..