Giảo cổ lam còn có tên gọi là cỏ trường sinh, ngũ diệp sâm vì quý như nhân sâm. Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum, họ bầu bí.
Phân biệt giảo cổ lam thật- giả
Vì những tác dụng quý như vậy nên giảo cổ lam trên thị trường rất dễ bị làm giả, do giảo cổ lam rất dễ bị nhầm lẫn với các cây thuộc họ Nho (Vitaceae), không có tác dụng gì thậm chí còn gây tiêu chảy khi sử dụng. Người dân vì không có hiểu biết nên rất dễ bị các đơn vị, cá nhân, vì lợi ích trước mắt mà làm giả, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.
Để biết đâu là giảo cổ lam thật, phải nhìn cây tươi, khi đã phơi khô hoặc chế biến thì không có cách gì phân biệt được. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau để nhận biết: Giảo cổ lam là cây thân dạng thảo, lá kép hình chân vịt, mặt trên có màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, mép lá có răng cưa. Cây giảo cổ lam leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, còn cây họ nho leo bằng tua cuốn mọc đối diện lá. Đây là đặc điểm khác biệt nhất của 2 họ này.
Đặc biệt cây giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.
Chỉ khi sử dụng giảo cổ lam thật thì mơí đem lại hiệu quả cho người bệnh.
Các loại giảo cổ lam
Có 3 loại giảo cổ lam, loại 3 lá, 5 lá và 7 lá: loại 3 lá tác dụng kém nhất, loại 7 lá đắng nhất, giàu saponin làm tăng sức miễn dịch, loại 5 lá vị ngon nhất, chứa hoạt chất adenosine tốt cho tim mạch.
Thành phần dinh dưỡng và Tác dụng
Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được các triều đại phong kiến Trung Hoa sử dụng để tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này cũng được vua Tần Thủy Hoàng sử dụng với mong muốn trường sinh bất lão nên còn gọi Giảo cổ lam là cỏ Trường thọ.
Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh Giảo cổ lam hoàn toàn lành tính khi sử dụng như một loại đồ uống dùng hàng ngày. Trong Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin giống nhân sân, giàu flavonoid, polysaccharid và các acid amin tan trong nước, các Vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng như Canxi, kẽm, sắt, selen, Germanium, Vandium, Mangan. Gần đây còn phát hiện chất Adenosin (có tác dụng rất tốt cho tim mạch) trong giảo cổ lam 5 lá mà không thấy trong loại loại 3 và 7 lá.
Ở Việt Nam, Giảo cổ lam đã được nghiên cứu trong suốt hơn 15 năm qua và đã chứng minh được nhiều công dụng quý với sức khỏe:
– Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
– Giảm béo hiệu quả, đặc biệt là tiêu mỡ thừa ở bụng, đùi.
– Hạ mỡ máu, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
– Bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan
– Hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch
– Tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson ở người cao tuổi
– Tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu.
-Có tác dụng chống viêm, tăng sức miễn dịch và sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ tế bào tới 22,7%.